Kết quả cải cách thể chế và hiện đại hóa nền hành chính của Hà Nội thời gian qua

10/11/2014 Lượt xem: 655 In bài viết

Về cải cách thể chế hành chính

Rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL): Thành phố đã kiểm tra tình hình thực hiện, ban hành VBQPPL đối với 4 sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Công thương, Giao thông - Vận tải, Y tế và 6 huyện: Mỹ Đức, Thường Tín, ứng Hòa, Quốc Oai, Thanh Oai, Đan Phượng; kiểm tra công tác thi hành pháp luật tại 4 sở, ngành: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường - Công an Thành phố, Cục Thuế; 3 huyện, thị xã: Gia Lâm, Hoài Đức, Sơn Tây và 8 đơn vị trực thuộc huyện Thạch Thất.

Sở Tư pháp rà soát 485 VBQPPL do 16 cơ quan đề nghị UBND Thành phố ban hành, trong đó: 250 văn bản còn hiệu lực, 70 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; 165 văn bản hết hiệu lực thi hành. Đề nghị ban hành mới 30 văn bản. Thành phố ban hành Quyết định 3463/QĐ-UBND công bố danh mục 45 văn bản hết hiệu lực thi hành,...

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC): UBND Thành phố đã ban hành các quyết định công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 20 đơn vị cấp sở với 1.183 TTHC, thực hiện tại cấp huyện với 265 TTHC và thực hiện tại cấp xã với 147 TTHC; thành lập Phòng Kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng UBND Rhành phố; tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC; ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai TTHC.

Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đã ban hành kế hoạch kiểm soát TTHC, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị và các đơn vị cấp dưới trực thuộc; giao văn phòng hoặc một phòng chuyên môn làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; các xã, phường, thị trấn đã giao nhiệm vụ cho một công chức chuyên môn làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Mỗi quận, huyện, thị xã đã lựa chọn ít nhất 2 xã, phường, thị trấn để tập trung chỉ đạo điểm trong tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Làm tốt công tác này là các phường Việt Hưng, Gia Thụy (quận Long Biên); phường Mai Động (quận Hoàng Mai); phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm); xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì); phường Bùi Thị Xuân (quận Hai Bà Trưng); phường Thành Công (quận Ba Đình); phường Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây); phường Văn Quán (quận Hà Đông)...

Một số đơn vị đã đầu tư cải tạo nâng cấp địa điểm làm việc của bộ phận một cửa, trang bị cơ sở vật chất (như máy tính, máy photo, máy scan...) theo hướng dẫn mô hình một cửa hiện đại như ở các sở: Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; các quận, huyện, thị xã: Từ Liêm, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai, Hoài Đức, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông, Sơn Tây; các phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai); Dịch Vọng (quận Cầu Giấy)...

Cơ chế một cửa liên thông được Thành phố tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước; đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.

Về hiện đại hóa nền hành chính

Nhiều đơn vị đã thực hiện Quy chế văn hóa công sở; ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 trong quản lý hành chính; đầu tư, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc; ứng dụng công nghệ thông tin... Làm tốt nội dung này có các sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Hải quan; các quận, huyện: Hà Đông; Gia Lâm, Sơn Tây, Hoàng Mai, Long Biên và một số phường, xã, thị trấn thuộc các quận, huyện: Việt Hưng và Gia Thụy (quận Long Biên), Bùi Thị Xuân và Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), xã Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì), xã Trung Tú (huyện ứng Hòa)...

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành ủy)